1. <> Hiểu về nám da và đốm nâu
Theo thống kê có 40% phụ nữ trên 30 tuổi và 90% phụ nữ trên 40 tuổi bị nám da, đốm nâu. 66% phụ nữ bị nám da sau khi sinh. Rõ ràng đây là nỗi ám ảnh của không ít chị em phụ nữ.
Nám da và đốm nâu đều là một dấu hiệu của lão hóa da, chúng thường có dạng đốm hoặc dạng mảng có màu nâu hay xám nằm rải rác hoặc thành từng đám, kích thước của chúng có thể thay đổi theo thời gian.
Nám da thường xuất hiện ở những vùng đối xứng trên mặt như trán, 2 gò má, sống mũi, quanh miệng. Những vùng da khác trên cơ thể có sự gia tăng sắc tố gọi là sạm da.
2. <> Nguyên nhân hình thành nám da và đốm nâu
<>Rối loạn sắc tố
Rối loạn sắc tố da thường được biểu hiện dưới hai hình thức tăng sắc tố và giảm sắc tố.
Nám da thường xảy ra do tình trạng tăng sắc tố, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của những đốm nâu với mức độ từ nhạt tới đậm, nhỏ tới to, rời rạc hay liên tục.
<>Rối loạn nội tiết
Rối loạn nội tiết thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt hay thời kỳ mãn kinh, căng thẳng kéo dài, đang mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai.
<>Tác động ánh nắng mặt trời
Sự tác động của tia cực tím sẽ kích thích sự sản sinh sắc tố melamin và đẩy trồi dần lên bề mặt da làm thay đổi màu sắc da. Ánh nắng mặt trời làm trầm trọng hơn tình trạng nám da.
<>Mỹ phẩm
Những mỹ phẩm chứa corticoid làm giảm và mất nám mặt trong thời gian ngắn do làm giảm sắc tố da nhanh và mạnh nhưng chỉ một thời gian sau nám da mặt lại xuất hiện nặng hơn trước.
<>
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn uống thiếu hoa quả tươi và các vitamin chống ôxy hóa… cũng là tác nhân đẩy nhanh quá trình làm nám da.
<>Yếu tố di truyền
20 – 70% số bệnh nhân được nghiên cứu cho thấy nám da mang tính gia đình.
<>
Tinh thần căng thẳng
Thiếu ngủ, lo âu, stress kéo dài cũng là một yếu tố gây nên tình trạng nám da.
3. <>Ngừa nám da, đốm nâu – bạn chọn cách nào?
<>
Tránh ánh nắng mặt trời
Nếu phải ra ngoài, hãy đội mũ, mặc áo dài tay… đặc biệt là phải thường xuyên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên.
<>
Ăn uống đủ chất
Nên ăn các thức ăn có chứa nhiều glutathione như cà chua, các thức ăn có chứa nhiều selen như măng, nấm, hành tây, tỏi, trứng, cá… Tránh các thức ăn có tính kích thích như ớt, hạt tiêu…
Thức ăn có chứa vitamin C, vitamin E cũng là yếu tố quan trọng góp phần ức chế sự hình thành nám da, đốm nâu từ bên trong cơ thể thông qua cơ chế loại bỏ gốc tự do – là thủ phạm sâu xa của nám da.
Ngoài ra có thể sử dụng thực phẩm bổ sung có chứa chiết xuất vỏ thông, rong biển vì đây là nguồn cung cấp chất chống ôxy hóa cực mạnh, mạnh hơn cả vitamin E và vitamin C nhiều lần.
Nhờ đó chiết xuất vỏ thông thường được có mặt trong các sản phẩm trị nám cao cấp.
<>Tránh xa mỹ phẩm không nguồn gốc
Tuyệt đối không dùng những loại mỹ phẩm, thuốc trị nám không ghi rõ thành phần, và xuất xứ.
<>Tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết từ 1 – 2 lần trên 1 tuần bằng những loại kem tẩy tế bào chết chất lượng để loại bỏ tế bào da cũ, sẫm màu và kích thích tái tạo làn da mới.
<>
Giữ cho da ẩm
Da khô luôn luôn tối màu. Nên dưỡng ẩm thường xuyên, đặc biệt là những khu vực hay tiếp xúc với các tia UV.
<>Sử dụng kem trị nám
Nám có thể bớt đi nếu sử dụng các loại kem đặc trị. Sử dụng kem đúng cách và thường xuyên.
<>
Công nghệ chữa nám bên ngoài
Các công nghệ như siêu tái tạo da, chiếu tia laser, dùng các loại Serum trẻ hóa hay lột da mặt… đang rất phổ biến hiện nay nhưng sẽ chỉ là tạm thời nếu bạn không biết điều trị đúng cách.
4. <> Điều trị nám từ bên trong rất quan trọng
Với việc điều trị nám điều quan trọng là tạo ra được một làn da khỏe mạnh từ bên trong giúp da có thể tự đề kháng được với môi trường khắc nghiệt.
Nên bổ sung các vitamin và các loại dưỡng chất có khả năng chống ôxy hóa cao.
Kiên trì loại bỏ các vết nám. Vì bệnh lý nám da sâu ở lớp biểu bì thường đòi hỏi thời gian điều trị bệnh kéo dài, có khi phải kết hợp với một số biện pháp điều trị để dần dần loại bỏ hắc tố nằm sâu bên trong đồng thời kích thích tái tạo tế bào da mới.
<>
Trị nám bằng các nguyên liệu thiên nhiên
<>Rong biển
Là nguồn cung cấp Betacaroten dồi dào, có khả năng loại bỏ gốc tự do, làm giảm sự nhạy cảm của da trước sự tấn công của tia tử ngoại UV.
<>Vỏ thông
Là nguồn cung cấp Procianidin, chất có tác dụng chống ôxy hóa cực mạnh gấp 20 lần vitamin C và 50 lần vitamin E, có khả năng ức chế sự hình thành nám da khá hiệu quả.
Đây là nguyên liệu khá quý hiếm nên thường được chiết xuất và đã được đưa vào các viên uống bổ sung.
<>
Vitamin C
Vitamin C có nhiều trong các loại rau và trái cây như chanh, cam, bưởi, sơri, kiwi… Vitamin C rất hiệu quả trong việc khử gốc tự do trong môi trường nước, máu, bào tương.
Vitamin C còn làm gia tăng sự bảo vệ tự nhiên cho làn da để chống lại các tia UV. Tuy nhiên, với biện pháp thoa trực tiếp vitamin C như chanh hoặc cam lên mặt thì tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời sau khi thoa. Vì lúc này da sẽ bị bắt nắng nhiều hơn so với bình thường.
<>Vitamin E
Vitamin E được biết đến là chất có khả năng chống ôxy hóa mạnh, có thể ngăn cản những tác động có hại của các chất ôxy hóa sinh ra bởi quá trình chuyển hóa trong cơ thể hoặc khi cơ thể bị nhiễm khuẩn.
Việc bổ sung chất chống ôxy hóa ngoại sinh như vitamin E sẽ góp phần chống lão hóa trong đó có lão hóa da và đẩy lùi nguy cơ bệnh lý mãn tính.
Đặc biệt, sự kết hợp từ chiết xuất vỏ thông, chiết xuất từ rong biển, vitamin E và vitamin C đã được các nhà khoa học chứng minh có hiệu quả giảm nám về cả diện tích và độ đậm của vết nám.
100% người bị nám da thượng bì có cải thiện đến rõ. (Nghiên cứu của Khoa Da liễu, viện nghiên cứu của các thước nhiệt đới Philippines – Đăng trên tạp chí Da liễu Quốc Tế năm 2009).
<>
Cẩn thận khi trị nám
- Không nên tự lột da. Điều này rất nguy hiểm, có thể phần da nám sẽ mất đi một thời gian ngắn sau khi lột nhưng sau đó thì tác dụng của nó lại ngược lại, gây khó khăn trong điều trị nám tiếp theo.
- Cẩn thận trong việc ăn uống: Có những thức ăn làm sung huyết trên da, do đó sẽ làm các vết nám trở nên trầm trọng hơn. Cần tránh rượu, bia và các gia vị gây nóng.
|